Trong dịp tết cổ truyền ở các nước châu Á, mỗi nước sẽ có một món ăn Tết truyền thống, với quan niệm sẽ giúp người thưởng thức gặp may mắn trong cả năm.
Tết Nguyên đán là ngày lễ lớn nhất trong năm không của Việt Nam mà còn là của một số nước Châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Mông Cổ... Đây là thời khắc đánh dấu sự kết thúc của mùa đông, khởi đầu mùa xuân mới, mang đến những hy vọng về mọi sự may mắn tốt lành.
Cùng báo phụ nữ xem các nước châu Á đón Tết Nguyên đán với các món ăn ngon truyền thống nào nhé!
1. Việt Nam
Đối với người Việt, những chiếc bánh chưng vuông vắn thể hiện sự quy tụ của trời, đất và thể hiện lòng biết ơn với tổ tiên.
banh-chung-viet-nam
Từ những ý nghĩa sâu xa đó, bánh chưng đã trở thành món ăn truyền thống của người Việt từ hàng nghìn năm trước.
Người Việt có rất nhiều món ăn hấp dẫn trong mâm cỗ ngày đầu năm. Tuy nhiên, có một món ăn không thể thiếu đó là bánh chưng.
2. Singapore
Cũng giống như bánh chưng của Việt Nam, Yusheng là món ăn truyền thống mà mỗi gia đình Singapore trong dịp Tết đều phải có. Đây là món ăn không thể thiếu trong các bàn tiệc chúc mừng năm mới, nó biểu tượng cho tài và lộc.
Yusheng thực ra là món gỏi cá gồm củ cải, cà rốt nạo, bưởi, xà lách, lạc rang, vừng bột chiên nước sốt từ quả mận, đồ chua và cá sống thái lát, nhưng khi quyện tất cả những nguyên liệu ấy lại với nhau tạo nên món ăn vô cùng hấp dẫn.
3. Mông Cổ
Mông Cổ là một trong số ít quốc gia ăn Tết Âm lịch giống Việt Nam. Tết của người Mông Cổ gọi là Tsagaan Sar, cũng kéo dài từ ngày mồng 1 Âm lịch cho đến hết ngày mồng ba Âm lịch giống như tại Việt Nam hay Trung Quốc.
Món ăn truyền thống trong ngày Tết của người Mông Cổ là các sản phẩm làm từ sữa, bánh buuz (giống như bánh bao), thịt cừu, thịt bò, sữa dê, cơm ăn cùng với sữa đông; hay cơm ăn chung với nho khô, thịt cừu nướng, thịt ngựa, bánh buuz, sữa ngựa lên men hoặc rượu vodka trộn sữa.
banh-Buuz-mong-co
Ngày Tết gặp nhau, người Mông Cổ chúc nhau bằng câu nói: "Chúc cho đàn cừu của bạn béo tốt". Ở xứ sở này, cừu đông hơn người. Hầu hết các món ăn ngày tết của người Mông Cổ đều chế biến từ sữa cừu và trên mâm cỗ lúc nào cũng có thịt cừu nướng và mỳ vằn thắn.
4. Lào
Tết trên đất nước Triệu Voi còn được gọi là Songkran, diễn ra từ ngày 14 – 16/4. Bữa cơm đầu tiên trong năm mới của người Lào không thể thiếu món lạp. Theo tiếng Lào thì lạp có nghĩa là lộc. Món ăn này được làm từ thịt gà hoặc thịt bò tươi, ăn kèm cơm nếp.
mon-lap-cua-lao
Người dân Lào dùng món ăn này với ý nghĩa cầu tài lộc dồi dào trong năm mới. Bên cạnh đó, họ còn biếu tặng món lạp cho những người thân thiết với ý nghĩa cầu tài, lộc đến cho người nhận.
5. Campuchia
Món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Chol Chnam Thmay của người Campuchia là món cà ri.
mon-ca-ri-campuchia
Trong ngày đầu năm mới, mỗi nhà đều có ít nhất một người đem thức ăn lên chùa để nhờ các nhà sư làm lễ cúng dâng lên tổ tiên, sau đó cả nhà quây quần bên nhau thưởng thức món cà ri thơm lừng.
6. Trung Quốc
Tết cổ truyền ở Trung Quốc là những ngày lễ quan trọng nhất trong năm. Bắt đầu từ 8/12 âm lịch mọi người dân Trung Hoa trên khắp thế giới kéo nhau về quê ăn Tết để được đoàn tụ với gia đình. Trong ngày lễ cổ truyền của dân tộc, người Trung Quốc có rất nhiều món năn đặc trưng và không thể thiếu đó là bánh tổ (Niao Gao), sủi cảo (Jiaozi), salad cá (Yu sheng)...
Trong số các món ăn kể trên, sủi cảo là món ăn truyền thống luôn hiện diện trong dịp năm mới của người Trung Quốc như lá bùa may mắn cùng niềm tin thịnh vượng. Theo phong tục của người Trung Quốc, trước thời khắc giao thừa sủi cảo được các thành viên trong gia đình chuẩn bị và ăn sau nửa đêm.
sui-cao-trung-quoc
Sủi cảo là món ăn truyền thống luôn hiện diện trong dịp năm mới của người Trung Quốc như lá bùa may mắn cùng niềm tin thịnh vượng
Đây là món ăn biểu tượng sự may mắn và đoàn tụ của gia đình. Thành phần chính để chế biến Sủi cảo là sự kết hợp của hai loại gạo, gạo trắng và gạo nếp. Theo duy tâm, người Trung Quốc cho rằng hai loại gạo này sẽ mang lại nhiều điều may mắn trong cuộc sống. Đặc biệt giới kinh doanh thì càng tin hơn khi cho rằng ăn loại bánh kết hợp hai loại gạo này sẽ giúp cho họ “cầu được ước thấy” và sự nghiệp sẽ ngày càng rộng mở hơn.
7. Hàn Quốc
Tết âm lịch ở Hàn Quốc (Seol hay Seollal) là một trong những ngày lễ lớn nhất trong năm với nhiều hoạt động biểu diễn nghệ thuật cổ truyền, trò chơi dân gian trên khắp đất nước. Cũng giống như các nước khác, trong dịp lễ quan trọng nhất, đất nước xứ kim chi này sẽ có những món ăn truyền thống và trong số đó không thể không nhắc tới món canh bánh gạo.
bat-canh-Tteok-kuk-han-quoc
Vào ngày mồng 1 tháng 1 Âm lịch, bất kỳ người Hàn Quốc nào cũng thưởng thức 1 bát canh Tteok kuk (canh bánh gạo) để thêm một tuổi và sống trường thọ. Món Tteok kuk được chế biến từ Tteok thái lát, có màu trắng tinh, nấu với nước xương bò hầm và các loại gia vị đặc trưng của Hàn Quốc. Vì miếng Tteok thường rất dài và có màu trắng, nước xương bò hầm cũng có màu trắng và vị rất thanh nên món ăn này tượng trưng cho sự trường thọ và thanh khiết.
8.Triều Tiên
Tại Triều Tiên, ngày Tết được gọi là So-nal, là ngày các thành viên trong đại gia đình từ khắp nơi đều cố gắng trở về với mái ấm. Cũng giống như ở Hàn Quốc và nhiều nước châu Á khác, đồ ăn thức uống luôn được coi là những yếu tố cơ bản để tạo nên phong vị ngày tết ở Triều Tiên. Trong khi người dân Hàn Quốc thường ăn canh bánh gạo trong dịp Tết thì món ăn truyền thống ngày Tết của người Triều Tiên là một loại bánh gạo nhỏ có tên gọi là songpeon.
mon-songpeon-trieu-tien
 
Ngoài ra, “cơm thuốc” cũng là món ăn không thể thiếu trong dịp Tết của người Triều Tiên. Để chế biến món này, người ta đem gạo nếp hấp qua, rồi trộn với mật ong, hạt dẻ, táo, nhân hạt tùng, mỡ, tương... rồi hấp chín. Người Triều Tiên từ xa xưa đã coi mật là thuốc nên đã gọi loại cơm này là cơm thuốc. Loại cơm này dùng để đãi khách và cúng tổ tiên. Người Triều Tiên quan niệm, ăn loại cơm này vào đầu năm mới thì cả năm sẽ được sống sung túc và ngọt ngào.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Báo Phụ nữ - Tạp chí Phụ Nữ Việt Nam Online © 2015. All Rights Reserved. Powered by Blogger
Top Tag: