Theo y học cổ truyền, cành lá cây la rừng có vị cay, tính bình. Có tác dụng sát trùng, tiêu thũng, chỉ huyết (cầm máu). Dùng chữa ung nhọt sưng thũng, thống phong (gút), phụ nữ băng huyết, đòn ngã tổn thương, đau răng, loa lịch (sưng hạch ở cổ), thấp chẩn (eczema), viêm da, tinh hoàn sưng đau,… bà con vùng cao thường lấy lá cây la rừng tươi chữa lòi dom, hắc lào, sán trâu bò.
Một số bài thuốc hay theo kinh nghiệm dân gian
Bài 1: Chữa đau đầu thay đổi thời tiết: Lấy lá la rừng 1 nắm giã nát rồi đắp vào 2 bên thái dương, băng giữ để không bị rơi. Nằm nghỉ ngơi, đắp thuốc khoảng 2 tiếng. Dùng liền 5 ngày.
Bài 2: Chữa hắc lào: Dùng lá la rừng tươi, vò lấy nước, chấm vào vết hắc lào đã rửa sạch rất hiệu nghiệm.
Bài 3: Chữa xương khớp đau nhức (thống phong): Lá la rừng tươi 1 nắm, giã nát, trộn với rượu sao nóng, đắp vào chỗ sưng đau, 10 ngày 1 liệu trình.
Bài 4: Chữa ghẻ lở: Dùng cành lá, nấu nước ngâm chân rửa nơi vùng da bị tổn thương.
Bài 5: Chữa trĩ ngoại (mới mắc): Dùng lá la rừng tươi, ngắt bỏ cuống và gân, giã nát, sao nóng (chú ý tránh bị bỏng) đắp vào chỗ lòi dom sau khi đã rửa sạch bằng nước ấm. Cũng có thể để nguyên lá, úp vào dom hay nướng cháy lá, vo lại cho vào hậu môn. Đắp thuốc trong 2 tiếng, làm vào buổi tối trước khi đi ngủ để tránh vận động.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét